Đạo Phật ngày nay ở Phương Tây Phật giáo Phương Tây

Chánh điện chùa Nan Tien (Nam Thiên Tự), Australia.

Ngày nay, số người theo đạo Phật ngày càng tăng ở các nước Tây phương, Mỹ, Phật giáo Australia, New Zealand và vùng phụ cận. Phật giáo trở thành tôn giáo phát triển nhanh nhất ở Australia[7][8] và một số nước châu Âu.[9][10]

Tuy nhiên lại có một sự sai biệt đáng kể giữa đạo Phật chính thống và đạo Phật được mang vào bằng những người nhập cư gốc Á, đó có thể là Phật giáo Đại thừa, tính ngưỡng pha tạp, và Phật giáo dành cho những người mới cải đạo, thường thấy ở phái Thiền, Tịnh độ, Vipassana hay Phật giáo Tây Tạng. Thậm chí trong số họ lại không theo một pháp môn riêng biệt nào, mà chấp nhận và thực hành tất cả, một điều hiếm gặp ở Phật giáo của các nước Phương Đông.

Phật tử gốc Do Thái

Shinzen Young một người Phật Tử người Do Thái giảng dạy triết lý Phật giáo tinh thần Nhà Phật cho các sinh viên Mỹ ở Viện Đại học Harvard năm 2012

Người Do Thái xuất hiện và có mặt rất nhiều trong thế giới Phật giáo Hoa Kỳ và người Do Thái là những tín đồ Phật giáo mà có cha mẹ không phải là Phật tử, và vô di sản Phật giáo, với khoảng một phần năm [11] và 30% của tất cả các tín đồ Phật tử ở Mỹ là người Do Thái [12] mặc dù chỉ có 2% người Mỹ là người Do Thái. Tên gọi Jubus, một số lượng người Phật Tử gốc Do Thái ngày càng tăng cao ở Mỹ và người Do Thái đã bắt đầu áp dụng tinh thần thực tiễn của Phật giáo. Những người Phật Tử Do Thái Hoa Kỳ nổi tiếng bao gồm: Robert Downey, Jr.[13] Allen Ginsberg,[14] Goldie Hawn[15] và con gái Kate Hudson, Steven Seagal, Adam Yauch của nhóm nhạc rap The Beastie Boys, và Garry Shandling. Nhà sản xuất phim ảnh Anh em nhà Coen đã được ảnh hưởng bởi Phật giáo trong khoảng một thời gian.[16]

Phật giáo Tạng truyền

Khác với những pháp môn khác,Phật giáo Tạng truyền khi được đưa đến Phương Tây vẫn giữ nguyên cho mình những tín ngưỡng, học thuyết truyền thống. Họ đã thành lập một Tổ chức có tên gọi là "Tổ chức gìn giữ các giá trị truyền thống Đại thừa" (FPMT) với mong muốn làm cầu nối cho các trung tâm Phật giáo mang tính chất Tạng truyền. Được thành lập vào năm 1975 bởi vị lạt -ma Thubten Yeshe và ngài Thubten Zopa Rinpoche – những người có công không nhỏ trong việc giảng dạy giáo lý Tây Tạng cho những người Phương Tây, tổ chức FPMT đã phát triển mãnh mẽ để hướng đạo cho 142 trung tâm thuyết pháp tại 32 quốc gia. Cũng giống như những tổ chức Phật giáo Tây Tạng khác, FPMT không có những "thành viên" ứng cử trong mỗi kỳ, mà chỉ được lãnh đạo bởi nhóm lạt-ma có uy tín trong suốt một khoảng thời gain dài (trong tiếng Anh gọi là "head lama").

Một tổ chức khác có tên gọi là New Kadampa Tradition được khai sang năm 1991 bởi vị lạt-ma Geshe, Kelsang Gyatso –người đã có ba năm được tập huấn tại Tharpaland, Dumfried. Ngày nay, tổ chức này có hơn 1100 trung tâm tại 40 quốc gia song song với việc duy trì Dự án Tự viện Liên Hiệp quốc (the International Temples Project) với mong muốn xây dựng những Tu viện Phật giáo Kadampa tại khắp các thành phố lớn nhất Thế giới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phật giáo Phương Tây http://www.abc.net.au/stateline/sa/content/2003/s1... http://www.nantien.org.au/ http://www.aish.com/sp/so/48905982.html http://www.asiantribune.com/?q=node/10418 http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0602/24/lkl... http://dudespaper.com/the-dude-abidesnot-just-coen... http://info-buddhism.com/Buddhism_in_the_West_Jay_... http://www.rosicrucian.com/cob/cobeng01.htm http://www.unomaha.edu/jrf/OrientalMullen.htm http://nirc.nanzan-u.ac.jp/publications/jjrs/pdf/7...